Âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp được biết đến từ khá lâu và khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta từ những chương trình lớn như sân khấu âm nhạc, biểu diễn thời trang đến những sự kiện nhỏ như đám cưới, hội chợ… đều không thể thiếu vắng những hệ thống âm thanh thanh biểu diễn chuyên nghiệp. Vậy thì những thiết bị âm thanh sân khấu chuyên nghiệp gồm những gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các thiết bị âm thanh biểu diễn gồm những gì nhé!
Âm thanh sân khấu chuyên nghiệp được chia ra làm 2 loại âm thanh sân khấu ngoài trời và âm thanh sân khấu trong nhà. Với mỗi loại sân khấu trên đều có một dàn âm thanh tương ứng phù hợp với không gian lắp đặt. Dù là dàn âm thanh sân khấu ngoài trời hay trong nhà thì chúng đều bao gồm những thiết bị cơ bản sau:
1. Loa Line Array trong hệ thống âm thanh biểu diễn:
Loa line array là thiết bị vô cùng quan trọng trong dàn âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp . Trong dàn âm thanh biểu diễn hay sân khấu cần rất nhiều hệ thống loa. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với dàn âm thanh karaoke .
Có 3 loại loa trong dàn âm thanh sân khấu biểu diễn đó là:
– Loa fullrange (còn gọi là là Line array) :
Đây là loa chính trong hệ thống âm thanh biểu diễn sân khấu. Nó có vai trò truyền tải đến tai người nghe âm thanh rõ ràng và trung thực nhất. Vì đây là hệ thống loa có công suất lớn nên khả năng cung cấp đầy đủ các dải tần bass, mid và treble tốt nhất.
– Loa subwoofer (còn gọi là loa siêu trầm):
Là loại loa có khả năng cung cấp tần số thấp không có tần số trung và cao. Có nhiệm vụ hỗ trợ phần âm trầm mà loa full (Line array) không thể hiện được. Nó tăng hiệu ứng âm thanh giúp âm thanh có độ chắc, uy lực và hòa quyện tốt hơn.
– Loa monitor (hay loa kiểm âm):
Loa này sẽ hướng về sân khấu hay vị trí của ca sỹ hoặc người dẫn chương trình và band nhạc, không hướng về khán giả. Giúp người đứng trên sân khấu có thể nghe được âm thanh của mình hoặc nhạc cụ. Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với màn biểu diễn tốt nhất.
2. Cục đẩy công suất – Amplifier trong hệ thống âm thanh biểu diễn:
Đi đôi với những hệ thống loa biểu diễn công suất lớn thì chúng ta cũng cần có những thiết bị đủ khỏe để kéo những hệ thống loa đó. Và thiết bị đó được gọi là cục đẩy công suất hay có tên gọi chính là Amplifier . Đây là thiết bị lấy tín hiệu từ các nguồn đầu vào như: DSP, Mixer, Vang Số … Sau đó khuếch đại chúng để đưa ra loa khiến âm thanh trở nên to và rõ hơn.
Mẹo chọn cục đẩy công suất hay Amplifier cho hệ thống loa biểu diễn:
Vì công suất của loa line array tương đối lớn nên việc lựa chọn những chiếc Amplifier sẽ khác so với các thiết bị cục đẩy thông thường vì chúng sẽ không thể nào đáp ứng đủ công suất đó mà phải dung đến cục đẩy có công suất lớn và độ ổn định cao. Thông thường chúng ta nên lựa chọn cục đẩy có công suất lớn gấp 1,5 lần so với công suất của loa, điều này sẽ giúp cho loa được hoạt động rõ ràng và tốt hơn.
3. Bàn mixer ( bàn trộn tín hiệu âm thanh)
Đối với hệ thống âm thanh sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp thì mixer là trung tâm điều khiển có thể ví như là trái tim của hệ thống âm thanh.
Tất cả các thiết bị đầu vào như: Nhạc cụ – Micro – Music… đều được đưa vào với mixer để xử lý tín hiệu hay hiệu ứng cho nhạc cụ hay microphone.
Hiện nay có 2 loại bàn mixer đó là: Analog mixer (bàn cơ) và Digital mixer (bàn số).
**Analog mixer:
Là loại mixer được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay đây là loại bàn dễ vận hành và có ít chức năng và can thiệp về các đường tín hiệu đầu vào đầu ra không được chi tiết như bàn số.
– Ưu điểm của bàn Analog: Dễ sử dụng và vận hành giá thành sản phẩm có mức thấp dễ mua.
– Nhược Điểm : Hạn chế việc can thiệp chi tiết các đường tín hiệu cho nhạc cụ hay micro và việc truyền dẫn tín hiệu đi xa phức tạp.
**Digital mixer:
Với digital mixer thì việc giúp cho người vận hành hệ thống âm thanh được kiểm soát 1 cách chi tiết và hiệu quả hơn. Bạn có thể điều chỉnh từ xa thông qua phần mềm được cài đặt trên máy tính hoặc các thiết bị cầm tay khác như điện thoại, máy tính bảng…
– Ưu điểm: Có thể kiểm soát được rất nhiều tín hiệu đầu vào độc lập và chỉnh chúng chi tiết hơn. Có thể truyền dẫn các tín hiệu đầu vào đi xa hơn bằng các công nghệ Dante hay Lan internet….
– Nhược điểm: Khó sử dụng và yêu cầu người điều khiển vận hành cần có kiến thức am hiểu chuyên sâu và đào tạo về thiết bị. Ngoài ra các thiết bị bàn mixer số có giá thành sản phẩm tương đối cao.
4. Thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh trong hệ thống âm thanh biểu diễn
Bên cạnh bàn mixer thì còn có những thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh khác đi kèm, bổ trợ cho mixer và căn chỉnh cho từng hệ thống loa full, subwoobfer hay moniter, đó là các thiết bị như: DSP, Equalizer, Crossover, Effect, Compressor…
– DSP – Crossover :
Là thiết bị xử lý tín hiệu và căn chỉnh hệ thống âm thanh và điều chỉnh các thông số EQ Delay hay Phase của âm thanh, có nhiệm vụ phân chia các tín hiệu âm thanh làm ba nhóm là tần số cao, vừa và thấp. Sau đó truyền những tần số đã được phân đến những thiết bị âm thanh tương ứng.
– Effect :
Là tín hiệu tổng hợp của Echo, Reverb , là thiết bị tạo hiệu ứng tiếng vang, vọng giúp tiếng micro của Ca Sỹ được hay và mềm mại hơn.
Hay còn gọi là thiết bị lọc tần số. Equalizer có chức năng cân bằng tần số của dàn âm thanh. Nó giúp điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp với phòng nghe và thể loại nhạc đang nghe.
– Compressor :
Là thiết bị giới hạn hoặc hạn chế các tín hiệu đầu vào hay đầu ra của âm thanh để không bị quá âm lượng hoặc dẫn đến hư hỏng các thiết bị.